Friday, July 13, 2007

nghị quyết số 1481, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại

Nghị Quyết 1481 Và Việt Nam
(VNN) Trần Gia Phụng

Ngày 25-1-2006, tại Strasbourg, một thành phố miền đông bắc nước Pháp, Quốc hội Âu Châu, với đa số áp đảo, 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống, đã đưa ra nghị quyết số 1481, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại, và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền tập thể.

Vấn đề đầu tiên đáng chú ý là hiện nay không còn nước nào theo chế độ toàn trị cộng sản ở Âu Châu, nhưng tại sao Quốc hội Âu Châu lại lên án chủ nghĩa và chế độ cộng sản? Có thể có hai khả năng: Hoặc Quốc hội Âu Châu lo ngại và muốn chận đứng chế độ toàn trị cộng sản sẽ tái sinh ở một số nước Đông Âu vì những khó khăn kinh tế và do những tổ chức hậu cộng sản đang hoạt động mạnh ở Đông Âu? Hoặc Quốc hội Âu Châu muốn tiếp tay với Hoa Kỳ trong phong trào dân chủ hóa toàn cầu, giải thể các chế độ cộng sản còn lại trên thế giới?

Điều 2 của nghị quyết viết: "Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn còn cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sựĩ vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết đói, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những hình thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đãi vì chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị." (Nguyên văn: The totalitarian communist regimes which ruled in Central and Eastern Europe in the last century, and which are still in power in several countries in the world, have been, without exception, characterised by massive violations of human rights. The violations have differed depending on the culture, country and the historical period and have included individual and collective assassinations and executions, death in concentration camps, starvation, deportations, torture, slave labour and other forms of mass physical terror, persecution on ethnic or religious base, violation of freedom of conscience, thought and expression, of freedom of press, and also lack of political pluralism.)

Điều 9 của nghị quyết nhấn mạnh thêm một lần nữa: "Các chế độ toàn trị cộng sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quan điểm về quyền lợi quốc gia không thể được dùng để ngăn chận sự chỉ trích thích đáng đối với các chế độ toàn trị cộng sản hiện nay. Quốc Hội mạnh mẽ lên án tất cả các vi phạm nhân quyền của họ." (Totalitarian communist regimes are still active in some countries of the world and crimes continue to be committed. National interest perceptions should not prevent countries from adequate criticism of present totalitarian communist regimes. The Assembly strongly condemns all those violations of human rights.)

Rõ ràng cả hai điều nầy không phải chỉ nhắm vào những chế độ toàn trị cộng sản đã bị khai tử ở Đông Âu, mà còn đề cập đến các chế độ toàn trị cộng sản hiện còn lại trên thế giới. Đó là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba. Các nước nầy đều nằm ngoài Âu Châu và dĩ nhiên không có đại biểu trong Quốc hội Âu Châu.

Chắc chắn phải có những tài liệu cụ thể trong tay, Quốc hội Âu Châu mới quyết đoán như trên. Sự quyết đoán nầy đụng chạm đến Việt Nam. Nói theo tục ngữ chúng ta, "có tật giật mình", nên báo Nhân Dân ngày 27-1-2006 đăng bài "Một nghị quyết sai trái" của Hoàng Liên, có đoạn viết: "Ngày 25-1, Đại hội đồng Nghị viện Hội đồng châu Âu (Pace) đã thông qua cái gọi là nghị quyết số 1481 lên án những hành vi vi phạm nhân quyền của các chế độ cộng sản. (!) Đây là một nghị quyết hoàn toàn sai trái..."

Báo Nhân Dân ở Hà Nội vội vàng lên tiếng chống đối nghị quyết 1481 vì chế độ cộng sản hiện nay ở trong nước rất lo ngại ảnh hưởng của nghị quyết nầy, nhất là điều 3 và điều 5 sau đây.

Điều 3 viết: "Những tội ác được biện minh nhân danh chủ thuyết đấu tranh giai cấp và nguyên tắc độc tài vô sản. Sự giải thích hai nguyên tắc trên đã hợp thức hóa việc "thủ tiêu" những người bị cho là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới và do đó, bị xem là kẻ thù của các chế độ toàn trị cộng sản. Một số lớn các nạn nhân chính là công dân của các nước đó. Tiêu biểu nhất là các dân tộc của nước Liên Xô cũ với số nạn nhân đông hơn rất nhiều so với các dân tộc khác." (Nguyên văn: The crimes were justified in the name of the class struggle theory and the principle of dictatorship of the proletariat. The interpretation of both principles legitimised the "elimination" of people who were considered harmful to the construction of a new society and, as such, enemies of the totalitarian communist regimes. A vast number of victims in every country concerned were its own nationals. It was the case particularly of peoples of the former USSR who by far outnumbered other peoples in terms of the number of victims.)

Điều 5 viết: "Sự sụp đổ của những chế độ toàn trị cộng sản ở Trung và Đông Âu không được theo dõi trong mọi trường hợp qua một cuộc điều tra quốc tế về các tội ác do chúng đã gây ra. Hơn nữa, tác giả của những tội ác nầy chưa hề bị đưa ra xét xử trước cộng đồng quốc tế, như những tội ác kinh khủng do Đức Quốc xã gây ra." (Nguyên văn: The fall of totalitarian communist regimes in Central and Eastern Europe has not been followed in all cases by an international investigation of the crimes committed by them. Moreover, the authors of these crimes have not been brought to trial by the international community, as was the case with the horrible crimes committed by National Socialism (nazism).)

Theo các điều trên đây, có hai vấn đề sẽ được đặt ra với Việt Nam. Thứ nhất, từ trước đến nay, chỉ có người Việt Nam, nạn nhân của chế độ cộng sản Việt Nam, lên tiếng tố cáo những tội ác của chế độ nầy. Cũng có một số tác giả ngoại quốc lên tiếng về nạn độc tài toàn trị của Việt Nam, nhưng chỉ lẻ tẻ vài người. Nay là lần đầu tiên, một tập thể lớn lao, Quốc hội Âu Châu, nơi tập trung những đại biểu cho hầu hết các nước Âu Châu, đã lên án chế độ cộng sản toàn trị là chế độ vi phạm nhân quyền tập thể.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện đang theo chế độ toàn trị cộng sản, và thực sự chế độ nầy đã vi phạm nhân quyền tập thể một cách hệ thống từ khi đảng cộng sản nổi lên năm 1945 cho đến ngày nay. Do đó, chế độ nầy khó tránh khỏi sự lên án quốc tế trong một ngày gần đây.

Thứ hai, cũng theo Quốc hội Âu Châu, tội ác của các chế độ toàn trị cần phải được nghiên cứu đầy đủ và tác giả gây ra các tội ác nầy cần được đưa ra tòa án quốc tế xét xử, như trước đây đã từng xét xử Đức Quốc Xã ở Nuremberg. Cho đến nay, tuy chế độ cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng tài liệu của đảng CSVN hãnh diện cho biết ngưới du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và thành lập đảng CSVN chính là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh và CSVN đã chủ trương những cuộc đàn áp tập thể, những vụ thảm sát quy mô kéo dài trong nhiều năm, trong Cải cách ruộng đất ở Bắc Việt Nam từ 1949 đến 1956, trong vụ Nhân văn Giai phẩm năm 1956 ở Hà Nội, trong vụ Tết Mậu Thân (1968) ở Nam Việt Nam, những trại tập trung cải tạo sau năm 1975... Cho đến ngày nay, tại Việt Nam chưa có tự do báo chí, không có một tờ báo tư nhân, chưa có tự do tư tưởng, chưa có tự do tôn giáo... Như thế, Hồ Chí Minh và CSVN chính là đối tượng cần được đưa ra xét xử trước tòa án quốc tế.

Hồ Chí Minh đã từng đi qua nhiều nước trên thế giới, đến Paris hoạt động với các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, gia nhập đảng Xã Hội Pháp, rồi đổi qua đảng Cộng Sản Pháp, mới đến Liên Xô, nghĩa là Hồ Chí Minh gia nhập đảng Cộng Sản có ý thức, có tính toán, chứ không phải tình cờ mà theo, hay bị bắt buộc phải theo.

Trước Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu đã dự tính nhờ đến Liên Xô giúp đỡ. Trong sách Tự phán hay Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu kể rằng khi tiếp xúc với Tòa Đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh năm 1920, ông ngỏ ý muốn nhờ đưa thanh niên Việt Nam sang du học Liên Xô. Nhân viên Tòa đại sứ Liên Xô trả lời rằng Liên Xô rất hoan nghênh và chịu mọi phí tổn để đưa du học sinh sang Liên Xô. Tuy nhiên du học sinh Việt Nam phải quyết tâm thực hiện những việc sau đây: tin theo chủ nghĩa cộng sản, học thành tài về nước phải tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và làm những sự nghiệp cách mạng. Nghe thế, Phan Bội Châu liền tránh mặt, vì ông không chấp nhận những điều kiện của Liên Xô.

Trong hồi ký của mình, Phan Bội Châu chỉ nói rằng vì không biết ngoại ngữ nên ông không tiếp tục liên lạc với Tòa đại sứ Liên Xô ở Bắc Kinh. Thật ra, đây là một cách nói xã giao, chứ sau đó, khi trả lời phỏng vấn của Maurice Detour, báo L'Effort, Hà Nội, Phan Bội Châu nhận định: "Hô hào giải phóng giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc cực ngu! Những người thức thời không bao giờ làm như thế." (Báo Tràng An số ra ngày 7-10-1938.) Như thế, chính Phan Bội Châu rất sáng suốt tiên liệu chủ nghĩa cộng sản không thể giải quyết vấn đề Việt Nam, và có thể làm cho dân tộc Việt Nam thêm trầm luân khổ ải. Lúc đó, chắc chắn Phan Bội Châu đã biết Hồ Chí Minh theo chủ nghĩa cộng sản. Là một nhà Nho khiêm cung, Phan Bội Châu không trực tiếp lên án Hồ Chí Minh, nhưng câu nói của Phan Bội Châu trên đây đã mặc nhiên nhắn với Hồ Chí Minh, lúc đó đang quanh quẩn đâu đó ở Trung Hoa, là ông Hồ đang theo đuổi một công việc "cực ngu" (tức hết sức ngu xuẩn), và cụ Phan khuyên ông Hồ không nên làm như thế.

Đáng chú ý là trước khi nhập cảng lý thuyết Mác-xít vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng sinh sống hai lần tại Liên Xô. Lần thứ nhất, ông đến Liên Xô vào khoảng cuối năm 1923. Lúc đó nền kinh tế Liên Xô đã suy sụp, dân tình đói khổ. Cuối năm 1924, ông Hồ qua Trung Hoa. Khoảng cuối năm 1933 hoặc đầu năm 1934, ông trở lui Liên Xô và sống tại đây cho đến tháng 10-1938, lại trở qua Trung Hoa lần nữa. Hai lần sống ở Liên Xô trong thời gian tổng cộng khoảng 5 năm, đủ cho Hồ Chí Minh thấy rõ chính sách độc tài với nền kinh tế chỉ huy triệt để bằng những kế hoạch ngũ niên của đảng CSLX, đã làm cho dân Nga đói kém cùng cực. Tại Liên Xô, nạn đói lần thứ nhất xảy ra vào các năn 1921-1922 giết mất 5 triệu người, nạn đói lần thứ nhì xảy ra vào các năm 1932-1933 làm cho 6 triệu người chết. Chắc chắn Hồ Chí Minh biết rõ điều nầy vì ông có mặt tại Liên Xô trong khoảng thời gian trên. Tuy biết vậy, Hồ Chí Minh vẫn cố tình làm tay sai cho Liên Xô, nhập cảng vào Việt Nam loại lý thuyết chỉ làm hại cho dân tộc, mà ngày nay Quốc hội Âu Châu mới lên án.

Có một nhân vật đã theo Hồ Chí Minh và đảng CSVN trong một thời gian dài, lên đến cấp bậc khá cao trong hệ thống cộng sản, ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội CSVN, cựu Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, đã viết rằng: "... Nếu như hồi ấy đường lối đấu tranh đại loại như của cụ Phan [Phan Châu Trinh] đề xướng được chấp nhận và thành hiện thực thì đất nước ta rất có thể khác hẳn hiện nay, vừa có độc lập thống nhất, có dân chủ và phát triển, có thể tránh được chiến tranh..." (Bùi Tín, Mặt thật, USA: SAIGON Press, USA, 1993, tr. 102.) Như thế có nghĩa là dân tộc Việt Nam có thể có những chọn lựa chính trị khác, nếu không bị Hồ Chí Minh và CSVN lừa phỉnh, lợi dụng lòng yêu nước để mở cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước, rồi Hồ Chí Minh và CSVN áp đặt dân chúng Việt Nam dưới chế độ cộng sản toàn trị, độc đảng, bóc lột, phá hoại, đầy ải và bần cùng hóa nhân dân một cách có hệ thống, có bài bản.

Ngoài ra, nếu lúc đó Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa cộng sản là một phương tiện hay một công cụ để chống thực dân Pháp, thì sau khi Pháp về nước, phương tiện hay công cụ cộng sản không còn cần thiết nữa, tại sao Hồ Chí Minh không thay đổi phương tiện để xây dựng đất nước, mà lại tiếp tục sử dụng phương tiện đó để đày đọa dân tộc Việt Nam mãi cho đến ngày nay, tiêu diệt biết bao nhiêu nhân tài đất nước, phá huỷ biết bao nhiêu tài sản quốc gia? Ngày nay, ba mươi năm sau chiến tranh, mức thâu nhập trung bình tính theo đầu người Việt Nam năm 2004 chỉ khoảng bằng 2/3 của mức nghèo đói do Liên Hiệp Quốc quy định là 735 Mỹ kim. Ở trong nước, hiện chưa có tự do ngôn luận, báo chí, chính trị, tư tưởng, tôn giáo nghĩa là chưa có tự do gì cả. Những thay đổi biểu kiến hào nhoáng ở các thành phố Việt Nam chỉ là lớp son bên ngoài, không thể che đậy nỗi cùng cực ở nông thôn.

Chủ nghĩa Mác-xít và chế độ toàn trị cộng sản đã bị nghị quyết 1481 ở Âu Châu lên án là tội lỗi của nhân loại. Thật mỉa mai, hiện nay chủ nghĩa Mác-xít lại là nền tảng tư tưởng của chế độ trong nước Việt Nam. Trong quá khứ, tại Đại hội 2 của đảng CS vào tháng 2 năm 1951 ở Tuyên Quang để đưa đảng CS ra hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng Lao Động, Hồ Chí Minh phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam." (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, Nxb. Văn Nghệ, tr. 150.) Hiện nay, điều 4 chương 1 của hiến pháp của chế độ CSVN xác định rằng: "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật." Đồ phế thải của Nga (hậu thân của Liên Xô), nay bị Quốc hội Âu Châu lên án là tội đồ của nhân lọai, lại được chế độ Việt Nam hiện nay đưa lên hàng quốc bảo là hiến pháp của CHXHCNVN.

Như thế, nghị quyết số 1481 ngày 25-1-2006, tuy là do Quốc hội Âu Châu đưa ra tại Âu Châu, nhưng là một bản án "treo" đối với các nước theo chế độ toàn trị cộng sản còn lại trên thế giới. Trong các nước nầy, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là một cường quốc đang lên, thách thức cả Hoa Kỳ lẫn Liên hiệp Âu Châu, và nhất là CHNDTH đã lọt vào WTO trước khi có nghị quyết nầy, nên bản án treo của Quốc hội Âu Châu ít ảnh hưởng đến CHNDTH. Ngược lại, đối với Việt Nam, bản án treo nầy chắc chắn sẽ có một tầm ảnh hưởng nào đó, vì Việt Nam đang cố gắng cải thiện bộ mặt chính trị để tìm cách gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO).

Phải chăng châu Âu ngầm nhắn nhủ với Việt Nam muốn nhanh chóng gia nhập WTO, thì chẳng những phải thay đổi luật lệ, cải tổ kinh tế, mà còn phải bãi bỏ chế độ toàn trị cộng sản và bỏ luôn điều 4 hiến pháp? Điều nầy khó được CSVN chấp nhận, nhưng nếu không đi theo dòng sống dân chủ thế giới, thì Việt Nam lại khó vào WTO. Đây là một vấn đề hết sức tế nhị hứa hẹn sẽ còn nhiều tranh luận gây cấn trong những ngày sắp đến.

Như thế, nghị quyết 1481 của Quốc hội Âu Châu ngày 25-1-2006 chẳng những là một bước tiến mới trong tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, và chắc chắn cũng là một bước tiến lớn lao góp phần tăng tốc tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

TRẦN GIA PHụNG
(Toronto, Tết Bính Tuất)
http://www.vnn-news.com/article.php3?id_article=1806

Friday, July 06, 2007

Cần xét lại lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế

Mối liên quan giữa HCM, Đảng CSVN và Đệ Tam Quốc Tế
Tôn Thất Thiện

Cần xét lại lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Trong thời gian gần đây, có người đề xướng xét lại lịch sử của Việt Nam dưới tất cả các khía cạnh của nó, một cách gắt gao, "không khoan nhượng".

Ý niệm "không khoan nhượng" gồm có hai phần :

1. Sẵn sàng gạt sang một bên tất cả những huyền thoại, tiên kiến, định kiến, thành kiến, ảo tưởng, mơ mộng, dù là đẹp đẽ, đáng qúy, đáng tôn, đáng kính đến đâu ;

2. Rà soát, kiểm tra lại tất cả các sự kiện một cách kỹ càng, và phân tách các vấn đề một cách vô tư, khoa học để đi đến những kết luận hoàn toàn vững chắc, hợp với thực tại và với lô-gích
.

Đề xướng trên đây rất hợp thời.

Một trong những vấn đề của lịch sử Việt Nam cần được xét lại lúc này liên quan đến chế độ cộng sản. Vấn đề này cần được xét lại vì, trong mấy thập niên qua, các cơ quan truyền tin, ấn loát bị những thế lực "tiến bộ", thiên cộng, với sự hỗ trợ của bộ máy tuyên truyền quy mô của các cường quốc cộng sản, đã chi phối dư luận và tô vẽ ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam như là những phần tử "quốc gia" Việt Nam, và tình trạng nước Việt Nam và dân Việt Nam chỉ có thể cải thiện được nếu họ đắc thắng và nắm được quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng và mở rộng quyền hành của họ trên toàn cõi Việt Nam. Nhưng trong 30 năm qua, tình hình không đuợc như những kẻ đánh bóng cộng sản đã xác quyết. Trái lại, chế độ toàn trị, "cách mạng", và "xã hội chủ nghĩa" cộng sản không những đã cản trở sự phát triển của nước Việt Nam, đè ép nhân dân Việt Nam còn nặng hơn nữa, gây chống đối không những trong hàng ngũ nhân dân, mà ngay cả trong hàng ngũ của đảng viên, cán bộ kể cả những cán bộ đã có công lớn với chế độ. Số người này lại càng ngày càng đông, và sự chống đối của họ lại càng ngày càng mạnh và công khai.

Tình trạng trên đây đòi hỏi phải đặt vấn đề về sự ca tụng cộng sản trong những năm trước 1975. Cần xét lại quá trình của cộng sản ở Việt Nam, nhất là nay sự cứu xét có thể khách quan hơn, nhờ những tiết lộ xuất phát từ ngay trong hàng ngũ đảng cộng sản, của những người đã bỏ đảng, thoát ra ngoài vòng phong tỏa, đe dọa của công an, mật vụ cộng sản, nay được phát biểu tự do, hoặc cán bộ còn trong nước nhưng lên tiếng được nhờ họ chiếm điạ vị, chức vụ quan trọng.

Gần đây, các anh Nguyễn Gia Kiểng và Nguyễn Văn Thế đã có nói về một số khía cạnh của lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. (Nguyễn Gia Kiểng, "Huyền Thoại Hồ Chí Minh", Thông Luận tháng 6, 2004, "Chủ nghĩa cộng sản đến Việt Nam như thế nào ?", Thông Luận tháng 7+8, 2004 ; Nguyễn Văn Thế : "Tại sao đảng cộng sản Việt Nam thắng ?", Thông Luận, tháng 6, 2004).

Có một khía cạnh nữa, rất căn bản ngày nay, cần được soi sáng, để cho mọi người thấy rõ sự thật, nhất là những người đã gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam vì tin lời của lãnh tụ đảng. Đó là liên quan giữa ông Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đệ Tam Quốc tế. Họ đã nghe những lãnh tụ này quả quyết rằng những mục tiêu mà Đảng công bố là mục tiêu của họ - độc lập, tự do, hạnh phúc, công bằng xã hội, v.v. - nhưng ngày nay, những chủ trương, chính sách, hành động, xử trí của đảng mà họ được mục kích lại trái ngược với những gì mà đảng đã hằng tuyên bố. Điều đã đưa họ vào tình trạng này là khi họ gia nhập hay ủng hộ Đảng Cộng Sản Việt Nam, họ không biết rõ rằng họ bị Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam kéo họ vào một tổ chức sẽ nuốt trôi họ, biến họ thành những công cụ của nó. Tổ chức đó là Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (Komintern, hay Comintern).

Người cộng sản Việt Nam, một công cụ của Liên Xô

Đệ Tam Quốc Tế được thành lập năm 1919. Nó là con đẻ của Lênin. Ông này, sau khi cướp được chính quyền ở Nga, mà ông ta hoàn toàn chi phối qua một đảng "bôn sê vích", muốn có một tổ chức tương tự bao trùm toàn cầu để ông ta có thể chi phối cả toàn cầu. Theo quan niệm của ông, đảng "bôn sê vích" phải là một đảng tổ chức theo lối quân đội, với kỷ luật sắt, với một hệ thống chỉ huy chặt chẽ, và một bộ tư lệnh toàn quyền. Đệ Tam Quốc Tế phải là một đội binh cộng sản quốc tế.

Những điều kiện gia nhập có 21 điều kiện - được ấn định trong Đại hội thế giới của Đệ Tam Quốc Tế năm 1920. Đây là những điều lệ mà chắc là phần đông, nếu không nói chẳng có ai, trong đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam biết đến, khi gia nhập đảng. Nhưng những điều này đuơng nhiên đặt Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự lệ thuộc hoàn toàn của Đệ Tam Quốc Tế, nghĩa là của Liên Xô, trên ba bình diện cơ chế, mục tiêu, và đường lối.

Trước hết, về mặt cơ chế, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải chấp nhận nguyên tắc "tập trung dân chủ", về nội bộ của đảng, cũng như trong liên lạc với Đệ Tam Quốc Tế.

- Điều 12 nói : "Tất cả các đảng thuộc Đệ Tam Quốc Tế phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ".

- Điều 16 nói : "Tất cả các quuyết nghị của các Đại hội thế giới Đệ Tam Quốc Tế, cùng các quyết nghị của Ủy Ban Chấp Hành của Đệ Tam Quốc Tế, đều ràng buộc các đảng gia nhập Đệ Tam Quốc Tế".

- Điều 21 nói : "Đảng viên nào phủ nhận các điều kiện và cương lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế sẽ bị loại ra khỏi đảng".

- Theo điều 17, các đảng thành phần của Đệ Tam Quốc Tế chỉ là những chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế, vì Đệ Tam Quốc Tế "không phải là một tập hợp của những chi bộ quốc gia, mà là một tổ chức quốc tế thống nhất".

- Điều 13 nói rằng các quyết định của Ủy Ban Chấp Hành "có tính cách ép buộc đối với các chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế và phải được thi hành mau chóng".

Ở Ủy Ban Chấp Hành Đệ Tam Quốc Tế (ECCI), trong số 10-12 ủy viên, mỗi đảng lớn được hai ghế, còn các đảng nhỏ không có ghế nào, chỉ có quyền được tham khảo. Liên Xô đương nhiên dành cho mình 5 ghế, cùng chức vị chủ tịch Ủy Ban Chấp Hành vì Liên Xô là quốc gia tiếp nhận tổ chức. Trên Ủy Ban Chấp Hành là một Chủ Tịch Đoàn (Presidium) mà quyền hành còn lớn hơn nữa. Người giữ chúc chủ tịch đoàn này luôn luôn là một người rất thân cận của tổng bí thư Liên Xô, (đến năm 1924 là Lênin, và sau đó là Stalin).

Sự lệ thuộc của các đảng cộng sản đối với Đệ Tam Quốc Tế được tăng cường thêm với điều 1 và điều 15. Theo điều 1, tuyên truyền và vận động phải có tính cách thực sự cộng sản, không đuợc mang tính cách quốc gia, và phải "phù hợp với chương trình và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế". Theo điều 15, "các đảng phải lập chương trình thích ứng với điều kiện của nước và đúng với những nghị quyết của Đệ Tam Quốc Tế", nghĩa là chương trình của mỗi đảng phải được "một Đại hội của Đệ Tam Quốc Tế hay Ban Chấp Hành chấp thuận".

Năm 1928, Nội quy Đệ Tam Quốc Tế lại có thêm một điều, điều 29, buộc Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của mỗi đảng phải trình lên ECCI biên bản và phúc trình về công việc của đảng đó, và phải được ECCI chấp thuận trước khi đảng đó họp đại hội.

Về hệ thống chỉ huy, theo điều 30 của Nội quy 1928, các cán bộ lãnh đạo của một đảng chỉ được từ chức nếu được phép của ECCI ; sự chấp thuận của Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của Đảng đó không đủ. Về cơ cấu và phương pháp làm việc của các đảng hội viên thì Đệ Tam Quốc Tế nói rõ rằng "mỗi đảng cộng sản phải lệ thuộc sự lãnh đạo của Đệ Tam Quốc Tế” và “các chỉ thị và quyết định của Đệ Tam Quốc Tế ràng buộc các đảng và, tất nhiên mỗi đảng viên của các đảng đó". Hơn nữa, "Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương của một đảng chịu trách nhiệm với Đại hội của Đảng và ECCI". Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, thỉnh thoảng Đệ Tam Quốc Tế gởi "phái viên" đi dự Đại hội của các đảng.

Theo điều 9 của Nội lệ của ECCI năm 1928, liên hệ giữa các đảng hội viên và các cơ quan trung ương của Đệ Tam Quốc Tế theo nguyên tắc thống nhất và kỷ luật vô sản. ECCI là thượng cấp và các đảng là thuộc cấp, chớ không bình đẳng. ECCI có quyền đòi một đảng hội viên trục xuất một nhóm hay một đảng viên vi phạm kỷ luật, hoặc trục xuất một đảng vi phạm quyết định của Đai hội Đệ Tam Quốc Tế.

Phải từ bỏ tinh thần quốc gia

Theo những điều kiện trên đây, một người Việt gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam đương nhiên mất hết quyền quyết định về vận mạng Việt Nam, hay của chính mình ! Và từ lúc thành lập và tự nhận là một bộ phận của Đệ Tam Quốc Tế, năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải từ bỏ một số chủ trương và tuân theo một số chủ trương khác.

Trước hết, về mục tiêu, chủ tịch Zinoviev nói rằng Đệ Tam Quốc Tế là "một đảng duy nhất, với chi bộ ở các quốc gia". Lênin giải thích rằng Đệ Tam Quốc Tế là "một đội quân vô sản quốc tế" mà nhiệm vụ là "thực hiện cách mạng vô sản quốc tế, thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết Quốc Tế". Kamenev, một viên chức cao cấp của tổ chức, nói : cần có một ban tham mưu quốc tế để lãnh đạo đội quân cách mạng quốc tế này, và "Đệ Tam Quốc tế là Ban Tổng Tham Mưu của đội quân này".

Kế đến, đảng đó phải từ bỏ những quan điểm cải lương, hòa bình, và quốc gia. Theo điều 2 của Quy chế Đệ Tam Quốc Tế, tổ chức nào xin gia nhập Đệ Tam Quốc Tế "phải loại trừ tất cả những người có quan điểm cải lương và "đứng giữa" và thay thế họ bằng những người cộng sản". Theo điều 17, Đệ Tam Quốc Tế "cương quyết tuyên chiến với toàn thể thế giớí trưởng giả (bourgeois), và tất cả các đảng dân chủ xã hội". Và theo điều 6, một đảng xin gia nhập Đệ Tam Quốc Tế phải "khước từ mọi tinh thần ái quốc, và cả tinh thần chuộng hòa bình về mặt xã hội". Người cộng sản phải từ chối "dân chủ tiểu tư sản" và phương thức không cách mạng (không bạo động).

Một khi đã thâu nhận chủ thuyết Lênin, Đảng Cộng Sản Việt Nam phải loại bỏ tất cả các tư tưởng cải lương, chuộng hòa bình, tinh thần quốc gia, chấp nhận bạo động và độc tài vô sản.

Áp dụng bạo lực là một trong những chủ trương chính của Lênin. (Quan điểm này đã được ông ta trình bày rất rõ ràng trong tác phẩm Quốc Gia Và Cách Mạng). "Độc tài vô sản" được ông ta định nghĩa là "sử dụng bạo lực không chấp nhận một giới hạn nào cả, bất chấp tất cả các luật lệ". Về tinh thần quốc gia và tinh thần quốc tế, Lênin gạt bỏ tinh thần quốc gia, cho đó là môt quan niệm của giới truởng giả (bourgeois), và người cộng sản chỉ biết có một loại tinh thần quốc tế, đó là "chung sức với các người cộng sản khác để chuẩn bị, tuyên truyền, và gia tốc thực hiện cách mạng vô sản quốc tế". Ông ta kêu gọi những người cộng sản trên khắp thế giới "tiếp tay với Liên Xô tổ chức một đạo quân thống nhứt để thực hiện cuộc cách mạng vô sản thế giới và thiết lập một Cộng Hòa Sô Viết toàn cầu". Lênin đòi hỏi người cộng sản phải tuyệt đối trọng kỷ luật. Vi phạm kỷ luật là bội phản giới vô sản. Ông ta nói : "không tuân kỷ luật là giải giới vô sản... người nào vi phạm một tý ty kỷ luật sắt của đảng vô sản là... tiếp tay cho giới trưởng giả chống vô sản".

Hình thức dân tộc, nội dung quốc tế

Trên đây là phần tư tưởng, chủ trương, đường lối, chiến lược và tổ chức. Về phương diện chiến thuật, phương thức cách mạng, thì các cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được nghe nhiều, và được huấn luyện theo đó. Chiến thuật, đặc biệt là chiến thuật cướp chính quyền có thể nói là phần quan trọng nhứt trong chủ nghĩa Lênin; đó là môn sở trường nhất của Lênin. Nó cũng là môn sở trường nhất của Hồ Chí Minh, người được công nhận là một đệ tử xuất sắc nhứt của Lênin. Và ông Hồ đã truyền lại những mánh khóe "cách mạng" cho đàn em trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Những giáo huấn chính của Lênin về lãnh vực này được trình bày trong tác phẩm "Cộng sản tả khuynh, căn bệnh của cộng sản ấu trĩ". Trong tác phẩm này Lênin nói về những phương thức, thủ đoạn, xảo quyệt, để nắm bá quyền trong các tổ chức, và cướp chính quyền. Các đảng viên cán bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam chắc được học nhiều, nghe nhiều về những điều này, tưởng không cần lặp lại ở đây. Chỉ có ba điều cần nhấn mạnh.


Điều thứ nhất là sự sử dụng bạo lực. Lênin dạy đàn em phải sử dụng bạo lực triệt để, và chỉ có bạo lực mới giải quyết mọi vấn đề. Đó là "bạo lực cách mạng".

Điều thứ nhì là quan niệm cộng sản về đạo đức. Lênin dạy đàn em rằng đạo đức của người cộng sản là có thể làm bất cứ điều gì, miễn là có lợi cho đảng cộng sản.

Điều thứ ba, căn bản nhất, là thủ đoạn mang mặt nạ, lường gạt kẻ khả tín, thực hiện cách mạng thế giới qua nhiều giai đoạn, nhưng thủ đoạn này rất tế nhị, ít người thấy được rõ. Đó là : "chiến lược không thay đổi, nhưng chiến thuật thì thay đổi hoài hoài". Đặc biệt là phải áp dụng những hình thức khác nhau, để đánh lạc hướng địch nhân, mà ngay cả những người đồng minh, hay những người theo mình không phải vì họ thích chủ nghĩa cộng sản, làm cho họ không thấy được mình đang thực sự làm gì, dẫn họ đi đâu.


Thủ đoạn trên đây được ghi trong một văn kiện rất dài nói về "chính sách mới" của đảng, tháng 10, năm 1936 :

"Đảng Cộng Sản Đông Dương là chi bộ của Quốc Tế Cộng Sản, chiến lược cuối cùng của Đảng tức là chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản...

Theo đúng chiến lược của Quốc Tế Cộng Sản thì chiến lược của Đảng Cộng Sản Đông Dương là làm cách mệnh dân quyền... để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là mục đích cuối cùng của cách mệnh trong giai đoạn này... Cần nhắc lại rằng chiến lược của Đảng không thay đổi, còn chiến sách là một thứ mưu kế để hoạt động cần phải sửa đổi luôn...

Chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không phải theo chủ nghĩa quốc gia... chúng ta phải nâng cao tinh thần tranh đấu dân tộc giải phóng mật thiết liên kết với quyền lợi của quần chúng lao động, nghĩa là hình thức thì dân tộc mà nội dung thì quốc tế" [tác giả nhấn mạnh].

Câu chót này trích hầu như nguyên văn của một câu trong Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản : "Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc".

Đây là một đề tài mà các cán bộ, đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hăng say tranh đấu và hy sinh trong mấy chục năm qua nay cần suy ngẫm, và tự hỏi : "Mình đã giết biết bao nhiêu đồng bào, phá hủy biết bao nhiêu tài sản, để làm gì, cho ai ?".


Tôn Thất Thiện (Ottawa, 11-2004)
(Theo Web Thông Luận)

- UE: NQ1481 kết án CNCS là tội ác chống nhân loại (...
- PHÊ BÌNH “ TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” MỘT BẢN T...

- Khác biệt giữa chủ nghĩa Mác Lê Nin (xhcn khoa học) và chế độ tự do dân chủ thật sự
- Những điều sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Juillet 1920: Conditions d'admission des Partis dans l'Internationale Communiste
- Hồi ký của một Việt Cộng (1)
- Tai hoạ của Chủ nghĩa cộng sản (1) (2) (3)

Friday, June 29, 2007

Tại sao gọi đó là nghề thầy tu quốc doanh ?

Láo như Vẹm - Láo như Vẹm

Láo như Vẹm

Caubay

Nói láo cũng có trăm đường, hầu hết đều đáng ghét nhưng đôi khi cũng có cái... đáng thương. Ví dụ như anh có anh chàng đi cắt cỏ chiều về nhà mà áo quần trắng tinh, cà vạt không đeo mà nhét túi, da thịt không thơm mùi cỏ mà thơm mùi nước hoa Channel No. 5, bị vợ xách tai hỏi bèn đổ thừa rất bảnh là tại bà chủ tóc vàng hôm nay rửng mỡ, xức nước hoa đậm quá đến nỗi thơm lừng cả khu vườn làm anh thơm lây. Láo như vậy mà học đòi đèo bồng thì rõ là đại vụng. Nhưng đó không phải là chuyện bà con mình muốn nghe trong lúc dầu sôi lửa bỏng này, vì thế Caubay xin nói về cái láo khác, láo này có tầm cỡ thế giới, cái láo của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam.

Kinh nghiêm nghe cộng sản nói láo của Caubay có lẽ không nhiều bằng các bậc đàn anh hay các vị đã sống ở miền Bắc, tuy vậy cũng đủ để sau này hoàn toàn nhứt trí với ông cựu tông tông của miền Nam: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Thành tích nói láo của cộng sản cũng đã đi vào văn học, ít nhất là với bài thơ nổi tiếng sau đây mà Caubay, vốn sính thơ, thuộc nằm lòng mà quên tác giả:


Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ôi
Chiến khu để của chú khiên rồi
Thi đua sao cứ thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiến chán thôi


Có lẽ nhờ bài thơ này mà mới có câu tục ngữ “láo như vẹm”.

Ở tuổi thiếu niên, Caubay bắt đầu nghe cộng sản nói láo khi lén “ông già” nghe đài phát thanh Hà Nội chơi cho… biết. Đài Hà Nội là tiếng nói chính thức của nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa. Không biết đồng bào miền Bắc và các cán binh cộng sản lúc ở trong rừng có tin về các thông tin của đài này hay không, nhưng đối với Caubay thì nghe rất nực cười. Thí dụ như mỗi ngày phe ta đều hạ hàng trăm máy bay Mỹ, giết cả ngàn tên Ngụy. Đồng bào ở thị xã này, tỉnh lỵ nọ vùng lên giết bọn ác ôn, làm chủ thị xã… Láo lếu nhất là rất nhiều lần sự việc xảy ra ở ngay thị xã mình đang sống mà Caubay hổng hay! Càng nghe đài Hà Nội, càng hiểu về cộng sản nhiều hơn và tất nhiên “chạy mặt” cộng sản nhiều hơn, dù ở tuổi non nớt. Thì ra khi cộng sản nói một điều gì họ không nói cho người trong cuộc mà cho những người không biết về điều ấy. Thí dụ như thông tin về miền Nam thì họ chỉ cần cho đồng bào miền Bắc nghe và ngược lại. Dù biết là láo, đôi khi Caubay tạm cho rằng đó là kỹ thuật tuyên truyền của thời chiến tranh.

Cộng sản cần nói gạt để bọn Mỹ Ngụy sợ mất vía chơi và cũng để lên tinh thần chiến sĩ ta đặng hy sinh nhiều hơn nữa cho Bác và Đảng; chứ lẽ nào một nhà nước đương quyền lại đi nói láo với nhân dân thô bỉ như vậy. Caubay tạm cho phép mình suy diễn như thế cho đến ngày vinh hạnh sống dưới ánh sáng quang vinh của Đảng.

Những ngày sau năm 1975, cán bộ cộng sản từ miền Bắc được phân công nắm giữ các cương vị then chốt trong mọi cơ cấu của xã hội miền Nam. Cán bộ cộng sản, dù là thành phần “trí thức” như giáo sư ở trường đại học, cũng nói láo rất trắng trợn và tự nhiên đến nỗi đám sinh viên miền Nam đều rỉ tai nhau đồng ý rằng “mấy chả” không biết là đang nói láo, đáng thương hơn là đáng ghét. Họ ngu chứ không phải họ láo, Caubay lại phải tự nhủ như thế để tìm nguồn an ủi, cho đến một ngày.

Đó là ngày nhà nước đổi tiền lần thứ hai. Ngày đó, Caubay không nhớ năm nào, sáng sớm ngồi uống cà phê vỉa hè cùng vài người bạn, xầm xì với nhau là sẽ có đổi tiền. Kinh nghiệm trắng tay sau lần đổi tiền lần thứ nhất đã làm cho dân miền Nam luôn luôn bị ám ảnh và lo sợ. Thấy thằng bé bán báo đi ngang, kêu mua một tờ báo Sài Gòn Giải Phóng mới nguyên trong ngày và đọc hàng tít lớn nơi trang nhất đại khái: “Chính quyền cách mạng cam kết không có đổi tiền và lên án bọn xấu tung tin đồn nhảm”. Cả bọn thở phào nhẹ nhỏm! Ba cái “thằng phản động ngoan cố” chỉ giỏi nói…láo chớ làm gì có đổi tiền. Một tiếng đồng hồ sau, cả thành phố bị giới nghiêm và lệnh đổi tiền được ban hành. Bạn đọc có thể kiểm chứng việc này trong thư khố, và “may mắn” hơn nữa, ở ban biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng vì báo này vẫn còn hoạt động.
Sau này dù đã đọc, đã nghe vô vàn cái dối trá khác của cộng sản, không hiểu tại sao Caubay vẫn luôn nhớ về cái bản tin bịp này. Có lẽ đó là cái “sốc” mà mình trực tiếp chứng kiến. Nó vô liêm sỉ, trắng trợn, sờ sờ, lồ lộ ra đó. Một chính quyền luôn luôn tự xưng là cách mạng, của nhân dân, lại đi nói láo với nhân dân ngay trên cơ quan ngôn luận chính thức của mình. Khi nhắc lại chuyện này e rằng có người cho đó là biện pháp cần thiết đối phó với kẻ xấu. Nếu thế thì toàn dân xấu cả, chỉ có đảng là tốt, bởi vì không có người dân nào bằng lòng để bất kỳ ai ăn cướp đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Lừa gạt người dân để bất ngờ thâu tóm tất cả tiền bạc dành dụm của họ và chỉ cho họ đổi một số tiền nhất định, phần còn lại nhà nước giữ! Số tiền này và nhiều khoản đóng góp cho công trái khác không biết hôm nay có người dân nào nhận lại được chưa? Trong vô vàn cái láo của chính quyền cộng sản, đây là cái láo có tính cách nhà nước. Khốn thay, nó không chỉ xảy ra một lần, mà dai dẳng, mà triền miên cho đến hôm nay!

Hành động lừa bịp của cộng sản xảy ra mỗi ngày, khắp mọi nơi, từ phủ chủ tịch nuớc cho đến hang cùng ngõ hẽm. Hãy mở một tờ báo hay một trang web của cộng sản và mọi người đều dễ dàng tìm thấy rất nhiều điều sai sự thật. Ở đâu có đảng bộ, có chính quyền nhân dân, có báo đảng, ở đó có nói láo và cũng chưa hề có triệu chứng chấm dứt, dù trong thời đại thông tin toàn cầu rất khó bưng bít này. Đó là một sự thật rất dễ thấy. Ngoài cái láo đã đi vào lịch sử của nhà báo Trần Dân Tiên khi viết rằng ông ta chưa hề gặp bác Hồ, Caubay trong tiểu luận này cũng bắt chước cách bác dạy 5 điều mà xin đơn cử 5 điều láo khoét tiêu biểu của nhà cầm quyền Việt nam hiện nay nhằm hầu chuyện bà con.

Một là cái láo tổng bí thư hay còn gọi là láo hiến pháp. Điều 4 hiến pháp khẳng định Đảng Cộng sản là “người” lãnh đạo duy nhất và đó là do sự lựa chọn của toàn dân. Điều này rất cũ, nhiều người đã nói tới nên xin miễn bàn, chỉ cần biết chắc chắn là nó rất láo.



Hai là cái láo quốc trưởng. Chủ tịch nhà nước Nguyễn minh Triết đã nhiều lần khẳng định là ở Việt nam hiện nay không có người bất đồng chính kiến. Có nơi nào trên địa cầu này có được điều đó hay không, huống hồ gì ở Việt nam, nơi vừa trải qua cuộc chiến tương tàn đẫm máu, nơi mà mỗi người dân đều mong mỏi có cơ hội ra đi khỏi nước. Đã là một quốc trưởng, mỗi hành động, lời nói của ông đều ảnh hưởng đến danh dự quốc gia. Nếu là một người biết ngượng, thà ông ngậm miệng còn hơn là trơ trẽn phát biểu như trên, nhất là khẳng định với các chính khách, với giới truyền thông trên thế giới một điều ngô nghê như thế.

Ba là cái láo thủ tướng. Thành tích nói láo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất nổi bật trong lần trả lời trực tuyến vừa qua khi ông tự cho mình là người yêu chuộng sự thật và ghét sự giả dối. Ông đã công khai mạ lỵ chính ông ngay sau khi phát biểu rằng tuyệt đại đa số nhân dân bằng lòng với quyết định cấm báo tư nhân của ông. Và gần đây nhất, trong khi tung hê về việc cải tổ hành chánh nhằm phục vụ nhân dân hữu hiệu hơn, ông thủ tướng lại vừa phổ biến chỉ thị cấm công chức các cấp không được trao đổi thông tin với giới truyền thông. Trên thế giới có lẽ không có nơi nào có cái chỉ thị kỳ quặc như thế. Việc gì cũng phải từ lỗ miệng của trung ương các ông thì làm sao “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Lời nói không đi đôi với việc làm thì gọi là gì nếu không là bịp bợm, láo khoét.

Bốn là láo quốc hội. Thống kê của tất cả các cuộc bầu cử Quốc hội tại Việt nam đều cho con số cử tri đi bầu rất đông, đến gần 100%, và các người trúng cử cũng ở tỷ lệ gần như tuyệt đối. Ai bảo cộng sản khôn ngoan giỏi tuyên truyền, che đậy, chứ chỉ riêng việc này cũng đã chứng tỏ họ láo một cách rất ngu xuẩn, lố bịch, đứa con nít cũng không tin được.

Năm là láo ngoại giao. Nhà cầm quyền Việt Nam thường cho rằng mình có chính nghĩa, tôn trọng nhân quyền và được sự đông tình ủng hộ, quí trọng của hầu hết các chính phủ và nhân dân trên thế giới, kể cả đại đa số đồng bào tỵ nạn (cộng sản, sic!) ở hải ngoại. Họ cho rằng đồng bào hải ngoại, nhất là ở Mỹ, lúc nào cũng hướng về quê nhà và ủng hộ chế độ hiện tại, chỉ có thiểu số cực đoan còn chống phá nhà nước ta. Thế nào là thiểu và đa. Một vài kẻ nằm vùng, cơ hội là đa số ư? Không phải cán bộ cộng sản xuất thân từ trong rừng, vô học mới phát biểu láo lếu như thế; bà Tôn nữ thị Ninh trong thời gian gần đây khi đả kích bà dân biểu Loretta Sanchez về việc bà này lên tiếng phản đối Hà Nội vi phạm nhân quyền, đã phát biểu:


Điều đáng tiếc là bà Sanchez đã để bản thân trở thành con tin của nhóm cử tri lỗi thời, thay vì quan tâm đến đa số cử tri là những người hướng tới tương lai nhưng lại không lớn tiếng.


Bà Ninh hẳn không ngu đến độ không hiểu hệ thống chính trị và tâm lý cử tri của người Mỹ, bà ta chỉ láo thôi. Nếu vì một thiểu số “cử tri lỗi thời” thì việc gì bà dân biểu Sanchez phải lên tiếng bênh vực để mất phiếu của đa số “hướng về tường lai”, đó là chưa nói đến cử tri người Mỹ bản xứ, họ rất chú trọng đến tính lương thiện của các vị dân cử. Đó là cách nói láo không mấy gì khôn và chỉ nhằm lừa gạt đồng bào trong nước.

Tóm lại, láo của cộng sản là cái láo truyền kiếp, nghe riết hóa nhàm, để thay đổi không khí và chấm dứt bài viết, Caubay xin kể bà con nghe chơi một chuyện tiếu lâm:


Ngày xưa có một ngườI tên là Láo, tính lăng nhăng, nhiều vợ nên lâm cảnh lắm mối tối nằm không, con cái vô tình không nhận cha nên về già sống với đứa cháu kêu bằng bác, khi bịnh gần lâm chung bèn kêu đứa cháu lại dặn rằng:

– Cháu à, ông thân sinh của bác khi xưa là người ghiền rượu nặng nên khi sinh bác ra ổng sợ èo uột khó nuôi nên đặt tên bác là Láo cho ma quỉ nó chê. Tên này xấu quá nên sau khi bác chết cháu đừng khắc tên thật của bác trên mộ bia mà thiên hạ chê cười, bác e khó bề đi gặp các cụ.
– Kính thưa bác, vậy chớ dùng tên gì để ai cũng biết đó là mộ của bác?
– Cháu cứ khắc lên mộ bia hàng chữ như vầy:

“Đây là nơi an nghỉ của một người Cộng sản chân thật lừa gạt (ho ho, he he, hi hi,...)

Đứa cháu y lời và quả nhiên sau đó ai đi ngang qua nhìn mộ bia ông này cũng đều lắc đầu than: Láo.
Láo. Láo. Láo. Láo. Láo.

San Diego – June 2007

Những ngày chờ Chủ tịch nước đến thăm để nghe… láo chơi.

Sunday, June 17, 2007

Hội thảo "Lên Án Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng Sản" tại Toronto



(Toronto-VNN) Buổi hội thảo "Lên Án Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng Sản", do tỗ chức The Baltic Federation of Canada tỗ chức, đã được khai mạc vào lúc 1 giờ ngày Thứ Hai, 11 tháng 6 vừa qua tại hội trường Resurrection Parish Hall, số 1 đường Resurrection, Toronto với sự tham dự đông đảo các đại diện của các nước vùng Baltic và Đông Âu, gồm Latvia, Estonia, Lithuania, Ba Lan, Belarus, Hung Gia Lợi và hai quốc gia Á châu tham dự là China và Việt Nam.


Trong buổi hội thảo, diễn giả của 6 quốc gia vùng Baltic và 1 quốc gia vùng Đông Nam Á là Việt Nam đã lên trình bày về những tội ác mà chế độ cộng sản đã tạo ra trong suốt thời gian áp đặt ách thống trị lên các dân tộc này. Những kinh nghiệm đau thương đầy máu và nước mắt đã được kể ra qua lời những nhân chứng sống.

Chủ nghĩa cộng sản qua bàn tay đẫm máu của những con người cộng sản mù quáng đã giết hại hàng triệu người trên điạ cầu này để "tiêu diệt kẻ thù của nhân dân" ! Những tội ác đã xảy ra ở vùng Baltic xa xăm, và Đông Âu hàng chục năm trước cũng diễn ra giống như ở Việt Nam hàng chục năm sau.

Chủ nghĩa cộng sản đã đẻ ra những con người tàn ác, không tình người chỉ biết đến đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực để ép buộc con người đi lên "thiên đường" cộng sản. Gần một trăm năm sau, chủ nghĩa vô nhân này đã bị đa số các quốc gia trên thế giới cho vào sọt rác của lịch sử. Chỉ còn bốn dân tộc bất hạnh là Trung Hoa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba. Được biết, các dân tộc vùng Baltic và Đông Âu đã may mắn thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản, nhưng vì nhận thức được mức độ nguy hiểm tàn ác của chủ nghĩa này nên hàng năm họ vẫn tổ chức những buổi hội thảo để cảnh giác những thế hệ sau và truyền lại những bài học xương máu của chính họ.

Tham dự buổi Hội Thảo, diễn giả Việt Nam, Bà Đặng Thanh Chi, Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân, đã trình bày về những vi phạm nhân quyền của Cộng Sản Việt Nam mới đây qua việc đàn áp các nhà dân chủ ôn hoà trong nước. Phần trình chiếu dương ảnh vể hình ảnh của Cha Lý bị bịt miệng trước tòa án, hình Luật sư Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, LS Lê Quốc Quân, LS Trần Thị Thùy Trang, LS Trần Quốc Hiền, nhà báo Lê Nguyên Sang, Bác sĩ Nguyển Bắc Truyển... đã làm những người tham dự xúc động. Bà cũng bày tỏ sự hối tiếc rằng bà đã không thể trình bày với cử tọa những thảm cảnh của Việt Nam như những câu chuyện của quá khứ, như các diễn giả trước bà, bởi lẽ những điều bà vừa trình bày là những việc đang xẩy ra ngay trong hiện tại, hằng ngày tại Việt Nam. Và bà kêu gọi cử tọa hãy cùng sống lại những giây phút đàn áp, khủng bố, chà đạp nhân phẩm của chế độ CS đối với chính mỗi cá nhân họ, với gia đình, thân nhân họ, với bằng hữu, láng giềng, và cả dân tộc họ, để hiểu rằng vì sao dân tộc Việt Nam ngày hôm nay đang nỗ lực đấu tranh để chấm dứt độc tài CS, và xây dựng lại một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ. Bà cũng kêu gọi đại diện các cộng đồng vùng Baltic và Trung Quốc hiện diện, hãy vì những bài học kinh nghiệm của quá khứ, để phối hợp nỗ lực chung hầu giải quyết những vấn nạn cộng sản hiện tại ở 4 quốc gia còn sót lại, để cùng xây dựng một thế giới không còn nạn nhân cộng sản trong các thế hệ tương lai.


Kế tiếp là phần thuyết trình của Tiến Sĩ dân Biểu Patrick Boyer, tác giả quyển sách "The Face of Communism in Asia Today". Ông đã đưa ra những nhận định của chính phủ Canada trong quan hệ với các quốc gia cộng sản, vấn đề Nhân Quyền luôn là mối ưu tư của chính phủ trong tất cả quan hệ song phương trên mọi lãnh vực. Ông cũng kể lại một kinh nghiệm với những người cộng sản Việt Nam, họ là những người không có khả năng chấp nhận bị chỉ trích. Những người chỉ trích chế độ luôn bị gán cho tội danh là "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân"! Qua câu chuyện này, Dân Biểu Patrick đã cho thấy sự hiểu biết sâu sắc của ông về bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam.


Phần trình bày của Dân biểu Göran Lindblad, đến từ Thuỵ Điển, người đã soạn thảo và vận động thành công Quốc Hội Âu Châu đưa ra Nghị Quyết 1481 vào ngày 25 tháng 2 năm 2006 vừa qua, đã diễn ra hào hứng với sự thảo luận, góp ý từ nhiều người tham dự. Ông đã kể lại việc ông và phái đoàn dân biểu Thụy Điển công tác tại Hà Nội vào đầu tháng 3 vừa qua. Ông và phái đoàn Thụy Điển đã mưu trí qua mặt công an để có thể tiếp xúc được với vợ của LS Nguyễn Văn Đài và mẹ của LS Lê Thị Công Nhân, cùng nhà dân chủ trẻ Bạch Ngọc Dương.

Sau buổi gặp mặt này, ông đã chính thức phản đối các hành vi đàn áp dân chủ với Phó Thủ Tướng Việt Nam, Phạm Gia Khiêm, cũng là Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, yêu cầu thả tự do ngay lập tức 2 vị luật sư này cũng như tất cả các tù nhân chính trị khác. Khi về lại Thuỵ Điển, ông đã bị mật vụ Hà Nội quấy nhiễu nhiều lần, và ông cho rằng nhà nước CSVN đã tự làm trò cười khi cho kẻ quấy nhiễu hăm doạ sẽ bắt bỏ tù ông ba năm về tội thiếu thiện chí với nhà nước CSVN (!). Ông cũng nhắc đến bước tiến đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa của Việt Nam, rằng tại Việt Nam, ngày nay đã có nhiều tổ chức đấu tranh, đảng phái chính trị hoạt động đối đầu trong nước với đảng CSVN. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các nhà dân chủ Việt Nam đã liên kết lại và vui mừng khi thấy nay lại có thêm sự liên kết giữa các dân tộc đã và đang chịu đựng những đau khổ do chủ nghĩa cộng sản tạo ra. Ông cho biết ngày hôm sau, 12 tháng 6, 2007, một đài kỷ niệm các nạn nhân của chế độ cộng sản sẽ được khánh thành tại Washington DC, và những tội ác này sẽ được toàn thể nhân loại ghi nhớ.


Trong phần đúc kết, ông Avo Kittask đại diện ban tổ chức đã đưa ra một kế hoạch để thực hiện một đài kỷ niệm tương tự tại Canada trong những ngaỳ sắp tới. Và để cảnh giác dân chúng Canada về sự độc ác của chủ nghĩa này, ngày 24 tháng 7 tới đây, sẽ có buổi hội luận về chủ nghĩa cộng sản trên các đài truyền hình Canada do Michael Coran điều hợp, với thành phần tham dự gồm có: Dân biểu Patrick Boyer, bà Đặng Thanh Chi, ông Gregorovich Andrew; và ông Leivat Laas .....


Buổi hội thảo đã chấm dứt vào lúc 7:00 tối sau bữa ăn tối theo khẩu vị vùng Baltic do ban tổ chức khoản đãi; và phần nghi thức tưởng niệm các nạn nhân cộng sản tại nhà thờ Resurrection Church.

Saturday, June 09, 2007

Việt Nam cấm công chức các cấp không được quan hệ, trả lời báo giới


2007.06.07

Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa phổ biến chỉ thị cấm công chức các cấp không được cho tin, trao đổi, lên tiếng, giải thích hay quan hệ với báo giới. Quyết định nói rõ chỉ có cấp bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, và những quan chức được trung ương chỉ định mới có thể tiếp xúc với các cơ quan truyền thông, và báo đài.

Tại Việt Nam hầu hết các ngòi bút đều bị kiểm duyệt nghiêm ngặt và bị đặt dưới áp lực của đảng và nhà nước. AFP PHOTO

Tổng hợp tin tức gởi đi từ Hà Nội, Đỗ Hiếu xin gởi đến quý vị thêm chi tiết về những thông tin liên hệ đến quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam vẫn nắm quyền quản lý và kiểm soát mọi phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet và luôn cả sinh hoạt phim ảnh, nhạc kịch và nghệ thuật.

Ngay sau khi quyết định cấm đoán công nhân viên, quan chức nhà nước không được tự động tiếp xúc, cung cấp tin tức cho nhà báo, một phóng viên từ Hà Nội nói rằng, thông tư này đi ngược lại chủ trương mà chánh phủ thường quảng bá và cổ võ trong sách lược cải tổ hành chánh, chấn chỉnh lề lối làm việc và trong sạch hóa guồng máy công quyền.

Dư luận bất bình

Một nhà báo khác sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh thì lo ngại là từ đây công việc của ông và các đồng nghiệp sẽ gặp lắm rào cản, khó khăn vì các quan chức nhà nước không thể hé môi khi các phóng viên tìm đến họ để dọ hỏi tin tức như trước đây.

Một nữ ký giả chuyên thực hiện phóng sự về xã hội và đời sống thì thấy rõ là rồi đây khi muốn hỏi han bất cứ điều gì thì nhà báo phải chạy qua bao nhiêu chặng đường, bao nhiêu cấp chức, mới tìm tới được một người có đủ thẩm quyền để cho mình những điều muốn biết.

Cho đến nay, nhà báo ở Việt Nam thường thu thập tin tức thông qua những viên chức cấp nhỏ hay cấp trung làm việc ở các bộ ngành trung ương hay chánh quyền cấp địa phương hoặc phía công an, cảnh sát.

Quy định mới ban hành không nói rõ về các biện pháp xử lý đối với những quan chức sai phạm tức là tự ý gặp gỡ, trao đổi với nhà báo mà không được cấp trên cho phép. Chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấm đoán công chức từ nay không được tự ý tiếp xúc với nhà báo đã bị dư luận người Việt cũng như các tổ chức quốc tế tức khắc phản đối.

Ông Tâm Nghĩa, một người hành nghề truyền thông tại Pháp nói với đài RFA rằng, Việt Nam cũng như các nước khác theo chế độ cộng sản đều ngại người dân biết rõ sự thật, cho nên họ luôn tìm cách che dấu, bưng bít, nói dối.

Ông Đỗ Hồng, một nhà báo sinh hoạt tại Hoa Kỳ thì cho là chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tương tự như hành động linh mục Nguyễn văn Lý bị công an bịt miệng tại phiên tòa ở Huế. Hà Nội chỉ muốn loan báo những gì họ thấy có lợi cho họ, do đó việc che đậy hiện tượng tiêu cực, bê bối, đáng trách, cố ý xóa bỏ quyền tự do ngôn luận là điều không thể tránh khỏi.

Từ trong nước, bà Hòa một thính giả của Đài Á Châu Tự Do kể rằng, trên khắp đường phố giăng đầy khẩu hiệu cổ võ cho dân chủ, tận diệt tham nhũng, nhưng nhà nước lại tìm cách khóa miệng dân tình thì đây là chuỵên vô lý, vì e ngại người ta phanh phui, vạch trần những gì xấu xa trong lòng chế độ.

Từ Paris, ông Vincent Brossel thuộc Reporters Sans Frontiteres tức tổ chức phóng viên không biên giới nhấn mạnh rằng, quyết định mới đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một chủ trương độc đoán, một sự vi phạm rõ rệt của Hà Nội đối với những gì họ đã cam kết khi gia nhập WTO.

Đi ngược lại những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ

Theo ông, Việt Nam ngày càng đi ngược lại những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ, và làm mất đi uy tín đối với công luận thế giới đang mạnh mẽ phê phán hành động đàn áp dân chủ xảy ra thời gian gần đây.

Mặt khác, ông Rolf Berfman đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội cũng đã công bố văn thư trả lời câu hỏi của các ký giả về việc này. Ông nói rằng các nhà báo và phóng viên cần phải được tạo điều kiện thuận lợi từ mọi ngành nghề, mọi nguồn gốc, xuất xứ khác nhau để họ thu thập, phân tích, tìm hiểu, điều tra hầu tiếp thu tin tức chính xác để phục vụ cho công chúng.

Đại sứ Berfman cũng nói thêm rằng, chỉ thị ngăn cấm công chức tại Việt Nam, không cho họ tiếp xúc với báo chí đã đi ngược lại chương trình tập huấn chuyên môn dành cho các nhà báo và phóng viên trong nước mà Thụy Điễn đã tận tâm xúc tiến và dồn mọi nỗ lực từ trên 7 năm qua.

Mục tiêu là huấn luyện giới truyền thông Việt Nam trợ giúp Nhà nước trong mục tiêu chống tham nhũng. Giờ đây với quy chế về người phát ngôn, báo chí xem như không có quyền thu thập tin tức về những điều bất thường xảy ra trong guồng máy công quyền nữa.

Báo chí Thụy Điển cũng cho hay là sắp tới đây tổng thanh tra nhà nước Việt Nam, ông Trần Văn Truyền, sẽ hướng dẫn phái đoàn quan chức cao cấp sang Hà Lan và Thụy Điển để học hỏi kinh nghiệm trong chiến dịch bài trừ tham nhũng, tệ đoan xã hội.

Theo dự kiến, các quan chức của Hà Nội sẽ thảo luận với chuyên gia nước bạn về vai trò của báo chí trong vấn đề tận diệt tham nhũng tại Việt Nam. Vào dịp đó, nếu có người nêu thắc mắc về quyết định vừa mới do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành, không biết phái đoàn Hà Nội sẽ giải trình ra sao?

Nếu không cho báo chí tìm hiểu qua mọi cấp công chức thì làm sao có thể phát hiện và chống tham nhũng qua những lời tuyên bố của phát ngôn nhân chính thức ?

Saturday, May 26, 2007

Hoa Kỳ nên cắt đứt quan hệ với bất cứ quốc gia nào không tôn trọng các nhân quyền căn bản

Thư Cho Con

Giáo Già

Ðể Không Ân Hận

Ngày 17 tháng 5 năm 2007

H.,

Ngay khi Cộng sản Việt Nam [CSVN] cho tiến hành các cuộc đàn áp khốc liệt các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam, qua các cuộc bắt bớ man rợ, và qua các phiên tòa “vi hiến”, gây phẫn nộ trên toàn thế giới, khiến bà Angela Aggelier, tham tán báo chí sứ quán Mỹ tại Hà Nội phải nói với báo chí rằng:

Hoa Kỳ hết sức lo ngại trước việc nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra xử và tuyên án tù đối với hai người Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân về các tội trạng tuyên truyền chống nhà nước”.

Bà nói:

Chúng tôi không hề thấy họ có hành vi nào trái với quyền của họ là được quyền bày tỏ chính kiến một cách hoà bình mà việc bày tỏ này được luật pháp quốc tế công nhận tại nhiều nơi.”

Ðồng thời, ông Ralph Falzone, bí thư thứ hai của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng lên tiếng cho rằng:

Phiên tòa này đến đúng vào cái lúc mà sự sách nhiễu gia tăng một cách đáng phiền, tạm giam, bắt bớ và kết án những cá nhân chỉ thực hiện một cách ôn hoà những quyền làm người hợp pháp của họ. Chúng tôi kêu gọi nhà nước Việt Nam hãy trả tự do cho những cá nhân này và những tù nhân chính trị khác”

Một nhà ngoại giao Âu Châu nói rằng:

Những bằng chứng trong các phiên toà không đứng vững và các bản án thì quá khắc nghiệt... Chúng tôi quan niệm rằng không ai có thể bị lên án vì bày tỏ một cách ôn hoà những quan điểm của họ”

Nó cũng khiến ông T. Kumar, giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền phải bực tức tố cáo:

Việt Nam đã phản bội lại thiện ý và sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế.”

Phần nước Ðức, hôm Thứ Ba, 15/3/2007, với tư cách là Chủ tịch Liên hiệp Âu Châu đã lên án việc cầm tù những nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những nhân vật bất đồng chính kiến bất bạo động.

Trước đó, hôm 11/5/2007, tại toà Bạch ốc, ông Tony Snow, Tùy viên Báo chí Toà Bạch ốc, đã cho phổ biến bản “Tuyên bố về tù nhân chính trị tại Syria và Việt Nam”. Trong đó, phần viết về Việt Nam có nội dung như sau:

Tuỳ viên Báo chí toà Bạch ốc, Tony Snow

Nguồn: whitehouse.gov

“...chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc trước việc nhà nước Việt Nam gia tăng bắt giam những người hoạt động chính trị, như Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, vì những hoạt động hoàn toàn trong quyền hạn bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hoà. Và chúng tôi đặc biệt rất lấy làm phiền trước việc nhà nước Việt Nam ngăn chận người Việt đến dự buổi họp mặt với một Dân biểu Quốc hội tại tư gia Ðại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội. Khi nền kinh tế và xã hội Việt Nam đổi mới và phát triển, những hành động đàn áp dân vì bất đồng quan điểm là việc làm lạc hậu và đi ngược lại mong mỏi của Việt Nam muốn trở nên giàu mạnh, tiên tiến, và giữ vài trò hàng đầu trên thế giới”.

Nhiều người chưa cảm thấy mừng về thái độ có vẻ không còn im lặng đến độ lạnh người như lâu nay của Chánh quyền Tổng thống Bush đối với CSVN nữa, vì họ cho rằng đây cũng chỉ là cách Tổng thống Bush lừa mị bằng trấn an người Quốc gia Việt Nam tỵ nạn Cộng sản, những người từng đem những lá phiếu lót đường đưa ông vào Tòa Bạch Ốc, qua cách phát ngôn cho lấy có của người phát ngôn, vì cho tới nay chưa ai thấy Chánh quyền Bush có hành động cụ thể nào được gọi là trừng phạt CSVN. Ngay cả việc đưa chúng vào lại CPC cũng không thấy được nói tới, cho dầu đó chỉ là một hành động rất đơn giản, và cho dầu có rất nhiều áp lực, nhứt là từ phía các Dân biểu trong Quốc hội mà Tổng thống không thể coi thường.

Có người đã không ngần ngại nói đó là thứ “tín hiệu” xuất phát từ bóng tối quyền lực nhắn gởi CSVN rằng “Các ông đừng làm lộ liễu quá khiến tôi khó nói chuyện với Quốc hội, và áp lực ngăn Trung quốc lộng hành trên vùng biển tiến xuống phía nam Thái Bình Dương, bên ngoài hải phận Việt Nam, băng qua eo biển Malacca, cũng khó dàn dựng..

Họ nói được như vậy là vì chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Nguyễn Minh Triết, để gặp Tổng thống Bush, từ ngày 17 đến 22/6/2007, vẫn được tiến hành, với những hứa hẹn sẽ thành công trong việc tăng cường hợp tác kinh tế, tiến tới một thỏa thuận thương mại - đầu tư sẽ được ký kết, và một hiệp định khung về tự do đầu tư và thương mại giữa hai nước cũng được hình thành, khi giao thương hai chiều đã vượt hơn 12 tỉ đôla một năm, sau khi Triết đã thân hành lặn lội qua chầu Hồ Cẩm Ðào ở Trung quốc để nghe những dặn dò và đưa ra những cam kết cần thiết.

Trước khi Triết tới, theo tin của Ðài BBC, một phái đoàn đông đảo gồm 20 quan chức cao cấp của ngành tòa án và kiểm sát CSVN đã bắt đầu chuyến viếng thăm tìm hiểu hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ từ ngày 14 đến 25/5/2007, qua các nơi bao gồm Washington DC, New York, Tennesee, San Francisco, Silicon Valley và Los Angeles, với trọng tâm không phải là chuyện “vi hiến” của tòa án Cộng sản, mà là chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, điều được Mỹ rất quan tâm cho quyền lợi của Mỹ, bất kể Cộng sản Việt Nam có còn độc đảng độc tài hay không.

Mặt khác, có điều cũng không nên quên là theo tin của hãng thông tấn AP, ngày 2/5/2007, một phái đoàn các nhà làm phim Hollywood đã đến Hà Nội để tham dự “Tuần lễ Ðiện ảnh Hoa Kỳ” được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam, và các cuộc giao lưu giữa giới điện ảnh Mỹ và điện ảnh CSVN đã diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn, để chúng có dịp tuyên truyền là CSVN đã có... tự do... ngôn luận.

Sau đó, một cuộc hội thảo doanh nghiệp lớn giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt Nam cũng đã diễn ra vào sáng ngày 3/5/2007, tại Hà Nội. Buổi hội thảo có chủ đề “Một tương lai tươi sáng cho doanh nghiệp Mỹ” được bộ Ngoại giao CSVN phối hợp tổ chức cùng Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ-ASEAN, nhằm mục đích cổ võ doanh giới Mỹ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Tham dự hội nghị có khoảng 35 nhà lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp Hoa Kỳ thuộc các đại công ty Boeing, HP, IBM, UPS, Chevron, ExxonMobil, Ford, GE. Thêm một thứ mồi nhử nữa cho những kẻ sẵn sàng buôn cả sợi dây thừng dùng thắt cổ mình [theo cách nói của Lenin], bởi bao lâu còn độc tài và tham nhũng là gian thương còn đất ký sinh.

Nhưng, cho dầu thế nào, những áp lực cũng đã dồn Tòa Bạch Ốc tới chỗ phải lên tiếng như vậy vẫn có những hiệu quả đáng kể, của bước đầu chứng tỏ cho Chánh quyền Bush thấy rằng thực lực của người Quốc gia Việt Nam hải ngoại rất đáng được mọi phía lưu tâm, nhứt là nó đã đồng loạt tạo thành những ảnh hưởng dây chuyền tới quyền lực cấp địa phương, điển hình là mới đây tại San Jose tin được đài ABC7-KGO-TV loan tãi ngày 14/5/07 cho biết Phó Thị trưởng Dave Cortese của San Jose, một trong số thành phố lớn hàng đầu của Hoa Kỳ, với lời lẽ mạnh mẽ, nói rằng:

Hoa Kỳ nên cắt đứt quan hệ với bất cứ quốc gia nào không tôn trọng các nhân quyền căn bản, kể cả Việt nam”.

Ông cũng yêu cầu Ngoại trưởng Condoleeza Rice:

Bãi bỏ các quan hệ thương mại với Việt nam cho đến khi họ chấm dứt vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, chúng ta cần gửi một thông điệp rằng chúng ta sẽ không tham gia thương mại gì với họ”.

Dave Cortese

Kết quả đó có được phần nào nhờ vào thế trận mới với cuộc đấu tranh nhịp nhàng giữa 3 lực lượng nòng cốt: Thứ nhứt là các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam ở quốc nội; thứ hai là cuộc vận động chánh trị ở hải ngoại; và thứ ba là quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do. Cả ba đang càng lúc càng mạnh mẽ hơn, hữu hiệu hơn, với sự dấn thân của lớp người trẻ tài ba trên đủ mọi lãnh vực, sẵn sàng dấn thân, tiếp bước cha anh, không mặc cảm, không thù hận, với lòng trọng kính kinh nghiệm của lớp người đi trước.

Cho tới nay, sự gian trá của Cộng sản không còn lừa mị được thế giới nữa, cho dầu sự gian trá đó được thực hiện từ một Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, khi tên nầy đích thân tới thăm Hòa thượng Thích Huyền Quang, để cho báo Công an Nhân dân viết bài lếu láo cho rằng Hòa thượng “luôn được sự quan tâm chu đáo của Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Bình Ðịnh, trong đó có lực lượng công an”. Chúng còn dám bịa chuyện là “đại lão hòa thượng thậm chí đã được công an tỉnh Bình Ðịnh hiến máu khi ngài bệnh nặng”, và Hưởng còn khẳng định “Cụ muốn đi đâu, kể cả trong và ngoài nước, cụ không phải xin phép...”. Ðồng thời, bài báo cũng cáo giác Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã làm giả di chúc của Hòa thượng Huyền Quang và lợi dụng danh nghĩa của Hòa thượng trong thông điệp Phật Ðản năm nay nhằm “thực hiện mục đích cá nhân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân và sự đoàn kết trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

Tất cả những sự lếu láo đó đã bị phơi bày, khi, từ Tu viện Nguyên Thiều, Thông Ðiệp Phật Ðản PL 2551 của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống được phổ biến, cho biết:

Hòa thượng Thích Huyền Quang

Từ Tu Viện Nguyên Thiều, nơi tôi đang bị bức bách bởi nhiều chướng duyên ngoại tại, khó khăn đi lại, cách ly tứ chúng đệ tử*, xuất gia tại gia, tôi kính gửi đến Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni và toàn thể Phật tử trong ngoài nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất, trong niềm hân hoan đón mừng Phật Ðản lần thứ 2551... Năm nay mùa Phật Ðản lại về trong hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước và Phật sự. GHPGVNTN bị đàn áp nghiệt ngã hơn hai mươi năm lại đây. Tôi không được đi tái khám chữa bệnh, Hòa Thượng Quảng Ðộ cũng không được về Bình Ðịnh thăm viếng tôi. Ban đại diện GHPGVNTN các tỉnh thành đang bị trấn áp và truy bức dữ dội... Từ nơi giam hãm, cô lập hiu quạnh, ở Tu Viện Nguyên Thiều, ở Thanh Minh Thiền Viện, tôi và Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, vẫn đang “cư trần lạc đạo”, và xin kính gửi đến quý vị mong cùng đồng hành. Cư trần lạc đạo, có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo chứ không xa lánh trần thế đầy khổ nhục, tìm thú riêng của bản thân...”

Ðồng thời, sự lừa mị ở hải ngoại cũng phải chịu chung số phận là mọi sự tuyên truyền và quậy phá của đám tay sai từ quốc nội ra hải ngoại, hay phát sanh từ hải ngoại, cũng bị mau chóng phát hiện và tiêu trừ, như “Duyên Dáng Việt Nam”, như Tôn Nữ Thị Ninh, như các cuộc giao lưu văn hóa đỏ, như sứ mạng của một số Giám mục, Linh mục Thiên Chúa giáo đã bị chính giáo dân lên án.

Trong khi đó, lời tâm sự của Luật sư Lê Thị Công Nhân được gởi ra hải ngoại từ trong nước, qua đường điện thoại viễn liên, được mọi người lắng nghe:

Thực sự tôi không thể đoán được việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả luơng tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nuớc Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh... Và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân VN và muốn dìm VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về văn hóa, kéo dài cho đến trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người CS, thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có... Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra... Tôi đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho VN hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách niệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc VN và đối với đấng tạo hóa đã sinh ra tôi... Những gì tôi đã làm được tuy thật nhỏ bé, nhưng nếu mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ thì hãy ủng hộ, ủng hộ rồi mà chưa tham gia thì hãy tham gia, tham gia rồi mà chưa tích cực thì xin hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình.”

Lê Thị Công Nhân mặc áo tù

Cô không quên nói:

Tôi không nói mình là một tấm gương, nhưng tôi nghĩ rằng nếu như tôi có thể tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức bất đắc dĩ đó là nhà tù thì tôi mong rằng tại nhiệm sở bên ngoài tức là xã hội sẽ có nhiều những người con Việt Nam tiếp tục những công việc mà tôi còn đang làm. Tất nhiên, công việc mà em đang làm sẽ có nhiều người tiếp tục. Cuộc chiến của thế hệ các em mới bắt đầu thôi mà”.

Và cô kêu gọi:

Ðồng Bào ơi! Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt:

- Khẩn thiết cầu cứu các tổ chức, các đoàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước;

- Khẩn thiết cầu cứu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước;

- Ðảng CSVN đang thi hành kế hoạch nước lũ đàn áp lực lượng dân chủ Việt Nam;

- Những người con yêu của đất nước! của đồng bào! đang bị CSVN bỏ tù, đang bị CSVN truy bức ngày đêm bằng mọi cách thức;

- Anh em dân chủ đang kêu cứu từ nhà tù, từ trong lòng đất mẹ!

- Xin đồng bào hãy tạm ngưng tất cả các chuyến về và hãy tạm ngưng gởi tiền về Việt Nam nếu không khẩn thiết”.

Sự đáp ứng chưa nhiều, nhưng chắc chắn đã có. Còn nhớ, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, trong bài viết “Hãy Làm Một Cái Gì Ðể Không Ân Hận”, được đưa lên Việt Báo, ngày Thứ Tư, 3/14/2007, cho biết ông chỉ được gặp nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân có hai lần. Trong lần gặp thứ hai, tại nhà, đúng ngày mồng bốn tết Ðinh Hợi, ông nhắc lại đoạn cô kêu gọi, từ Hà Nội gửi qua cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Nam California, trước khi bị bắt:

“...nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế!? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hoá và kinh tế... không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do của người Việt Nam chúng tôi!?”

Rồi ông xin gửi thêm vào đó tiếng nói của mình với toàn thể anh chị em hoạt động dân chủ trong nước, cộng đồng người Việt Nam yêu quý của tổ quốc đang sinh sống ở nước ngoài, các cá nhân, tổ chức quốc tế đồng cảm với sự đau khổ của đại đa số nhân dân Việt Nam và Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Việt Nam rằng: “Hãy làm một cái gì đó để không ân hận!”

Bây giờ, lời kêu gọi của Lê Thị Công Nhân đã và đang được đáp ứng, nhiều áp lực chánh trị đã đè lên dư luận quốc tế, gây nhiều phản tỉnh trong hàng ngũ cán bộ cung đình CSVN, đồng thời cũng làm phấn chấn thêm số đông trong lớp người trẻ tham gia cuộc đấu tranh, nhiều cuộc vận động quốc tế đã và đang thành tựu tốt đẹp... Phần chúng mình cũng đang làm một cái gì để không ân hận đó.

Hẹn con thư sau

Giáo Già