Thư Cho Con
Giáo Già
Ðể Không Ân Hận
Ngày 17 tháng 5 năm 2007
H.,
Ngay khi Cộng sản Việt Nam [CSVN] cho tiến hành các cuộc đàn áp khốc liệt các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam, qua các cuộc bắt bớ man rợ, và qua các phiên tòa “vi hiến”, gây phẫn nộ trên toàn thế giới, khiến bà Angela Aggelier, tham tán báo chí sứ quán Mỹ tại Hà Nội phải nói với báo chí rằng:
“Hoa Kỳ hết sức lo ngại trước việc nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra xử và tuyên án tù đối với hai người Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân về các tội trạng tuyên truyền chống nhà nước”.
Bà nói:
“Chúng tôi không hề thấy họ có hành vi nào trái với quyền của họ là được quyền bày tỏ chính kiến một cách hoà bình mà việc bày tỏ này được luật pháp quốc tế công nhận tại nhiều nơi.”
Ðồng thời, ông Ralph Falzone, bí thư thứ hai của sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cũng lên tiếng cho rằng:
“Phiên tòa này đến đúng vào cái lúc mà sự sách nhiễu gia tăng một cách đáng phiền, tạm giam, bắt bớ và kết án những cá nhân chỉ thực hiện một cách ôn hoà những quyền làm người hợp pháp của họ. Chúng tôi kêu gọi nhà nước Việt
Một nhà ngoại giao Âu Châu nói rằng:
“Những bằng chứng trong các phiên toà không đứng vững và các bản án thì quá khắc nghiệt... Chúng tôi quan niệm rằng không ai có thể bị lên án vì bày tỏ một cách ôn hoà những quan điểm của họ”
Nó cũng khiến ông T. Kumar, giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền phải bực tức tố cáo:
“Việt
Phần nước Ðức, hôm Thứ Ba, 15/3/2007, với tư cách là Chủ tịch Liên hiệp Âu Châu đã lên án việc cầm tù những nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả những nhân vật bất đồng chính kiến bất bạo động.
Trước đó, hôm 11/5/2007, tại toà Bạch ốc, ông Tony Snow, Tùy viên Báo chí Toà Bạch ốc, đã cho phổ biến bản “Tuyên bố về tù nhân chính trị tại Syria và Việt Nam”. Trong đó, phần viết về Việt
Tuỳ viên Báo chí toà Bạch ốc, Tony Snow
Nguồn: whitehouse.gov
“...chúng tôi cũng rất lấy làm tiếc trước việc nhà nước Việt Nam gia tăng bắt giam những người hoạt động chính trị, như Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, vì những hoạt động hoàn toàn trong quyền hạn bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hoà. Và chúng tôi đặc biệt rất lấy làm phiền trước việc nhà nước Việt Nam ngăn chận người Việt đến dự buổi họp mặt với một Dân biểu Quốc hội tại tư gia Ðại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội. Khi nền kinh tế và xã hội Việt Nam đổi mới và phát triển, những hành động đàn áp dân vì bất đồng quan điểm là việc làm lạc hậu và đi ngược lại mong mỏi của Việt Nam muốn trở nên giàu mạnh, tiên tiến, và giữ vài trò hàng đầu trên thế giới”.
Nhiều người chưa cảm thấy mừng về thái độ có vẻ không còn im lặng đến độ lạnh người như lâu nay của Chánh quyền Tổng thống Bush đối với CSVN nữa, vì họ cho rằng đây cũng chỉ là cách Tổng thống Bush lừa mị bằng trấn an người Quốc gia Việt Nam tỵ nạn Cộng sản, những người từng đem những lá phiếu lót đường đưa ông vào Tòa Bạch Ốc, qua cách phát ngôn cho lấy có của người phát ngôn, vì cho tới nay chưa ai thấy Chánh quyền Bush có hành động cụ thể nào được gọi là trừng phạt CSVN. Ngay cả việc đưa chúng vào lại CPC cũng không thấy được nói tới, cho dầu đó chỉ là một hành động rất đơn giản, và cho dầu có rất nhiều áp lực, nhứt là từ phía các Dân biểu trong Quốc hội mà Tổng thống không thể coi thường.
Có người đã không ngần ngại nói đó là thứ “tín hiệu” xuất phát từ bóng tối quyền lực nhắn gởi CSVN rằng “Các ông đừng làm lộ liễu quá khiến tôi khó nói chuyện với Quốc hội, và áp lực ngăn Trung quốc lộng hành trên vùng biển tiến xuống phía nam Thái Bình Dương, bên ngoài hải phận Việt Nam, băng qua eo biển Malacca, cũng khó dàn dựng..”
Họ nói được như vậy là vì chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Nguyễn Minh Triết, để gặp Tổng thống Bush, từ ngày 17 đến 22/6/2007, vẫn được tiến hành, với những hứa hẹn sẽ thành công trong việc tăng cường hợp tác kinh tế, tiến tới một thỏa thuận thương mại - đầu tư sẽ được ký kết, và một hiệp định khung về tự do đầu tư và thương mại giữa hai nước cũng được hình thành, khi giao thương hai chiều đã vượt hơn 12 tỉ đôla một năm, sau khi Triết đã thân hành lặn lội qua chầu Hồ Cẩm Ðào ở Trung quốc để nghe những dặn dò và đưa ra những cam kết cần thiết.
Trước khi Triết tới, theo tin của Ðài BBC, một phái đoàn đông đảo gồm 20 quan chức cao cấp của ngành tòa án và kiểm sát CSVN đã bắt đầu chuyến viếng thăm tìm hiểu hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ từ ngày 14 đến 25/5/2007, qua các nơi bao gồm Washington DC, New York, Tennesee, San Francisco, Silicon Valley và Los Angeles, với trọng tâm không phải là chuyện “vi hiến” của tòa án Cộng sản, mà là chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, điều được Mỹ rất quan tâm cho quyền lợi của Mỹ, bất kể Cộng sản Việt Nam có còn độc đảng độc tài hay không.
Mặt khác, có điều cũng không nên quên là theo tin của hãng thông tấn AP, ngày 2/5/2007, một phái đoàn các nhà làm phim Hollywood đã đến Hà Nội để tham dự “Tuần lễ Ðiện ảnh Hoa Kỳ” được tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam, và các cuộc giao lưu giữa giới điện ảnh Mỹ và điện ảnh CSVN đã diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn, để chúng có dịp tuyên truyền là CSVN đã có... tự do... ngôn luận.
Sau đó, một cuộc hội thảo doanh nghiệp lớn giữa Hoa Kỳ và Cộng sản Việt
Nhưng, cho dầu thế nào, những áp lực cũng đã dồn Tòa Bạch Ốc tới chỗ phải lên tiếng như vậy vẫn có những hiệu quả đáng kể, của bước đầu chứng tỏ cho Chánh quyền Bush thấy rằng thực lực của người Quốc gia Việt Nam hải ngoại rất đáng được mọi phía lưu tâm, nhứt là nó đã đồng loạt tạo thành những ảnh hưởng dây chuyền tới quyền lực cấp địa phương, điển hình là mới đây tại San Jose tin được đài ABC7-KGO-TV loan tãi ngày 14/5/07 cho biết Phó Thị trưởng Dave Cortese của San Jose, một trong số thành phố lớn hàng đầu của Hoa Kỳ, với lời lẽ mạnh mẽ, nói rằng:
“Hoa Kỳ nên cắt đứt quan hệ với bất cứ quốc gia nào không tôn trọng các nhân quyền căn bản, kể cả Việt nam”.
Ông cũng yêu cầu Ngoại trưởng Condoleeza Rice:
“Bãi bỏ các quan hệ thương mại với Việt nam cho đến khi họ chấm dứt vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân, tự do lập hội, tự do tín ngưỡng, chúng ta cần gửi một thông điệp rằng chúng ta sẽ không tham gia thương mại gì với họ”.
Dave Cortese
Kết quả đó có được phần nào nhờ vào thế trận mới với cuộc đấu tranh nhịp nhàng giữa 3 lực lượng nòng cốt: Thứ nhứt là các nhà đấu tranh Dân Chủ Hóa Việt Nam ở quốc nội; thứ hai là cuộc vận động chánh trị ở hải ngoại; và thứ ba là quốc tế yểm trợ Việt Nam tự do. Cả ba đang càng lúc càng mạnh mẽ hơn, hữu hiệu hơn, với sự dấn thân của lớp người trẻ tài ba trên đủ mọi lãnh vực, sẵn sàng dấn thân, tiếp bước cha anh, không mặc cảm, không thù hận, với lòng trọng kính kinh nghiệm của lớp người đi trước.
Cho tới nay, sự gian trá của Cộng sản không còn lừa mị được thế giới nữa, cho dầu sự gian trá đó được thực hiện từ một Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, khi tên nầy đích thân tới thăm Hòa thượng Thích Huyền Quang, để cho báo Công an Nhân dân viết bài lếu láo cho rằng Hòa thượng “luôn được sự quan tâm chu đáo của Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Bình Ðịnh, trong đó có lực lượng công an”. Chúng còn dám bịa chuyện là “đại lão hòa thượng thậm chí đã được công an tỉnh Bình Ðịnh hiến máu khi ngài bệnh nặng”, và Hưởng còn khẳng định “Cụ muốn đi đâu, kể cả trong và ngoài nước, cụ không phải xin phép...”. Ðồng thời, bài báo cũng cáo giác Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đã làm giả di chúc của Hòa thượng Huyền Quang và lợi dụng danh nghĩa của Hòa thượng trong thông điệp Phật Ðản năm nay nhằm “thực hiện mục đích cá nhân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân và sự đoàn kết trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
Tất cả những sự lếu láo đó đã bị phơi bày, khi, từ Tu viện Nguyên Thiều, Thông Ðiệp Phật Ðản PL 2551 của Ðức Ðệ Tứ Tăng Thống được phổ biến, cho biết:
Hòa thượng Thích Huyền Quang
“Từ Tu Viện Nguyên Thiều, nơi tôi đang bị bức bách bởi nhiều chướng duyên ngoại tại, khó khăn đi lại, cách ly tứ chúng đệ tử*, xuất gia tại gia, tôi kính gửi đến Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức Tăng Ni và toàn thể Phật tử trong ngoài nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất, trong niềm hân hoan đón mừng Phật Ðản lần thứ 2551... Năm nay mùa Phật Ðản lại về trong hoàn cảnh nhiễu nhương của đất nước và Phật sự. GHPGVNTN bị đàn áp nghiệt ngã hơn hai mươi năm lại đây. Tôi không được đi tái khám chữa bệnh, Hòa Thượng Quảng Ðộ cũng không được về Bình Ðịnh thăm viếng tôi. Ban đại diện GHPGVNTN các tỉnh thành đang bị trấn áp và truy bức dữ dội... Từ nơi giam hãm, cô lập hiu quạnh, ở Tu Viện Nguyên Thiều, ở Thanh Minh Thiền Viện, tôi và Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, vẫn đang “cư trần lạc đạo”, và xin kính gửi đến quý vị mong cùng đồng hành. Cư trần lạc đạo, có nghĩa là hiện diện nơi trần thế mà hành đạo, vui đạo, sống đạo, dựng đạo, hưng đạo chứ không xa lánh trần thế đầy khổ nhục, tìm thú riêng của bản thân...”
Ðồng thời, sự lừa mị ở hải ngoại cũng phải chịu chung số phận là mọi sự tuyên truyền và quậy phá của đám tay sai từ quốc nội ra hải ngoại, hay phát sanh từ hải ngoại, cũng bị mau chóng phát hiện và tiêu trừ, như “Duyên Dáng Việt Nam”, như Tôn Nữ Thị Ninh, như các cuộc giao lưu văn hóa đỏ, như sứ mạng của một số Giám mục, Linh mục Thiên Chúa giáo đã bị chính giáo dân lên án.
Trong khi đó, lời tâm sự của Luật sư Lê Thị Công Nhân được gởi ra hải ngoại từ trong nước, qua đường điện thoại viễn liên, được mọi người lắng nghe:
“Thực sự tôi không thể đoán được việc gì có thể xảy ra đối với tôi. Nhưng tôi khẳng định với tất cả luơng tâm, trách nhiệm của mình đối với đất nuớc Việt Nam và dân tộc VN, tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn có một mình tôi đấu tranh... Và CSVN đừng có mong chờ bất cứ một điều gì là thỏa hiệp chứ đừng nói là đầu hàng từ phía tôi. Tôi không thách thức, nhưng nếu CSVN đã quyết tâm thực hiện những hành vi tội ác bằng cách chà đạp lên nhân quyền của người dân VN và muốn dìm VN trong tăm tối về mặt chính trị, nghèo nàn về mặt kinh tế, lạc hậu về văn hóa, kéo dài cho đến trọn đời con cháu của chúng ta cũng như của chính những người CS, thì họ cứ việc hành xử với những gì mà họ có... Gia đình tôi đã chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất, đó là tôi sẽ bị khởi tố và có thể bị đi tù. Tôi xin khẳng định một lần nữa, đó chưa phải là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra... Tôi đấu tranh dân chủ và nhân quyền cho VN hoàn toàn xuất phát từ niềm tin, từ lương tâm và trách niệm của tôi đối với chính tôi, với dân tộc VN và đối với đấng tạo hóa đã sinh ra tôi... Những gì tôi đã làm được tuy thật nhỏ bé, nhưng nếu mỗi cá nhân chúng ta đừng thờ ơ, nghĩa là chưa ủng hộ thì hãy ủng hộ, ủng hộ rồi mà chưa tham gia thì hãy tham gia, tham gia rồi mà chưa tích cực thì xin hãy mạnh dạng nói lên tiếng nói của mình.”
Lê Thị Công Nhân mặc áo tù
Cô không quên nói:
“Tôi không nói mình là một tấm gương, nhưng tôi nghĩ rằng nếu như tôi có thể tạm thời nhận một nhiệm sở mới hết sức bất đắc dĩ đó là nhà tù thì tôi mong rằng tại nhiệm sở bên ngoài tức là xã hội sẽ có nhiều những người con Việt Nam tiếp tục những công việc mà tôi còn đang làm. Tất nhiên, công việc mà em đang làm sẽ có nhiều người tiếp tục. Cuộc chiến của thế hệ các em mới bắt đầu thôi mà”.
Và cô kêu gọi:
“Ðồng Bào ơi! Chúng tôi đang bị đàn áp khốc liệt:
- Khẩn thiết cầu cứu các tổ chức, các đoàn thể người Việt
- Khẩn thiết cầu cứu đồng bào Việt
- Ðảng CSVN đang thi hành kế hoạch nước lũ đàn áp lực lượng dân chủ Việt
- Những người con yêu của đất nước! của đồng bào! đang bị CSVN bỏ tù, đang bị CSVN truy bức ngày đêm bằng mọi cách thức;
- Anh em dân chủ đang kêu cứu từ nhà tù, từ trong lòng đất mẹ!
- Xin đồng bào hãy tạm ngưng tất cả các chuyến về và hãy tạm ngưng gởi tiền về Việt
Sự đáp ứng chưa nhiều, nhưng chắc chắn đã có. Còn nhớ, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, trong bài viết “Hãy Làm Một Cái Gì Ðể Không Ân Hận”, được đưa lên Việt Báo, ngày Thứ Tư, 3/14/2007, cho biết ông chỉ được gặp nữ Luật sư Lê Thị Công Nhân có hai lần. Trong lần gặp thứ hai, tại nhà, đúng ngày mồng bốn tết Ðinh Hợi, ông nhắc lại đoạn cô kêu gọi, từ Hà Nội gửi qua cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại Nam California, trước khi bị bắt:
“...nhưng có lẽ nào chúng ta chỉ có thể làm được đến thế!? Thế giới văn minh phát triển về nhân văn, nhân quyền, văn hoá và kinh tế... không lẽ chúng ta chỉ làm được như vậy đối với công cuộc đấu tranh giành nhân quyền, dân chủ và tự do của người Việt Nam chúng tôi!?”
Rồi ông xin gửi thêm vào đó tiếng nói của mình với toàn thể anh chị em hoạt động dân chủ trong nước, cộng đồng người Việt Nam yêu quý của tổ quốc đang sinh sống ở nước ngoài, các cá nhân, tổ chức quốc tế đồng cảm với sự đau khổ của đại đa số nhân dân Việt Nam và Chính phủ, Quốc hội các nước quan tâm đến Việt Nam rằng: “Hãy làm một cái gì đó để không ân hận!”
Bây giờ, lời kêu gọi của Lê Thị Công Nhân đã và đang được đáp ứng, nhiều áp lực chánh trị đã đè lên dư luận quốc tế, gây nhiều phản tỉnh trong hàng ngũ cán bộ cung đình CSVN, đồng thời cũng làm phấn chấn thêm số đông trong lớp người trẻ tham gia cuộc đấu tranh, nhiều cuộc vận động quốc tế đã và đang thành tựu tốt đẹp... Phần chúng mình cũng đang làm một cái gì để không ân hận đó.
Hẹn con thư sau
Giáo Già